Hotline : 0220.3755.828

Giảm lượng cám lãng phí

Trên thực tế việc lãng phí cám ở nông trại rất dễ thấy, nhưng vấn đề là ta không tìm ra được nguyên nhân và không thật sự có quyết tâm khắc phục tình trạng lãng phí cám.

Quản lý thiết bị cấp cám có vấn đề, heo không ăn dẫn đến tình trạng cám tràn ra ngoài. Ngoài ra, cũng có thể là do thiết bị cấp cám có vấn đề. Các máng cám dạng hình tròn nếu điều chỉnh không tốt, gạt cám ra không đều cũng làm rơi vãi cám ra ngoài. Trong trường hợp khi phải di chuyển heo qua trại khác, cần chú ý cho heo ăn hết cám trong máng rồi mới chuyển đi. Nếu quản lý vần đề này không tốt phải tốn thêm thời gian vét cám hư. Vì vậy, nếu khắc phục được những thiếu sót nhỏ ta sẽ tiết kiệm được số tiền lớn cho chi phí thức ăn.

Những nguyên nhân gây lãng phí cám ở trại mang thai và trại đẻ:

Đa số trại heo mang thai được nuôi dưỡng trong chuồng ép. Do đặc trưng của việc quản lý heo mang thai nên sẽ có một số chuồng ép bị bỏ trống. Các trại, nếu cho ăn dạng tự động thì sẽ xuất hiện tình trạng cám cấp cho những ô không có heo hoặc heo bệnh ăn không hết khẩu phần. Dĩ nhiên người quản lý biết những trường hợp này sẽ gây lãng phí cám, nhưng trên thực tế ở trại vẫn xuất hiện tình trạng này.

Đối với heo sinh sản, lượng cám cho ăn phải phù hợp với thể trạng. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất sinh sản. Trường hợp nái béo phì, năng suất trại vừa sụt giảm vừa ảnh hưởng tới FCR của toàn trại.

Thỉnh thoảng có trường hợp nái nuôi con bỏ ăn, nếu cho ăn dạng tự động sẽ còn cám thừa, gây lãng phí. Trước khi cho nái ăn cần kiểm tra trong máng còn cám hay không, hoặc khi vệ sinh máng cần kiểm tra máng có sạch cám hay không.

Rất nhiều trường hợp nái không ăn hết cám do việc quản lý thể trạng theo từng cá thể không được áp dụng đúng. Mỗi cá thể cần được quản lý riêng, lượng cám tăng hay giảm phải được ghi lên trên bảng tên.

Cắt cám trước khi xuất bán: việc cắt cám trước khi xuất bán giúp giảm lãng phí cám và tăng chất lượng thịt.

Đề ra phương pháp cho ăn tốt nhất

Chương trình cho ăn của mỗi trại nên cần sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng. Cần lưu ý tại các thời điểm thay đổi cám khi bước qua giai đoạn nuôi mới. Heo sinh sản thì quản lý theo cá thể, còn heo thịt thì dựa vào năng suất khi xuất chuồng để đánh giá mức độ hiệu quả của chương trình cám.

Quản lý chât lượng cám ở nông trại

Nếu cám có vấn đề thì lượng cám lãng phí sẽ gia tăng. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến năng suất của trại, nên cần có quy trình kiểm tra nguyên liệu khi nhập, định kì cải tiến khắc phục vấn đề quản lý kho cám. Hiện có một số trại đạt chứng nhận HACCP, đây cũng là biện pháp tốt giúp giảm quản lý chất lượng cám.

Kiểm tra chất lượng của cám trong trại: cám công ngiệp được làm từ các loại ngũ cốc khác nhau nên chất lượng cũng khác nhau. Quá trình sản xuất cũng có thể làm chất lượng cám thay đổi. Khi cho ăn cần chú ý heo có ăn nhiều không.

Định kỳ vệ sinh ống dẫn cám:

Cám công nghiệp là loại cám được trộn bởi nhiều nguyên liệu. Khi nhiệt độ chênh lệch có thể xảy ra hiện tượng cám bị vón cục. Vì vậy cần vệ sinh định kỳ hệ thống cho ăn. Kế hoạch vệ sinh hệ thống cho ăn cần lên trước trong kế hoạch của cả năm.

Tính toán hệ số chuyển hóa thức ăn FCR:

Để kiểm tra heo có khỏe mạnh, cám có quản lý tốt hay không mỗi tháng cẩn kiểm tra và so sánh chỉ số FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn).

Người chăn nuôi cần lựa chọn loại cám có chất lượng cao, ổn định để tạo ra giá thành thấp sản phẩm nhất.

Kiểm tra ngày sản xuất cám của heo con:

Cần chú ý mua cám mới, hạn sử dụng dài để tạo năng suất tốt nhất cho heo con.