Hotline : 0220.3755.828

Ngày nay, người tiêu dùng rất quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Trách nhiệm của người chăn nuôi là phải cung cấp thịt heo an toàn. Việc sử dụng vắc-xin nhằm góp phần nâng cao sức miễn dịch phòng chống dịch bệnh cho heo, giảm lượng kháng sinh tồn lưu trong heo.

Vắc-xin có hiệu quả trong việc phòng chống dịch bệnh. Nhưng cũng có một số trường hợp vắc-xin không đạt hiệu quả như mong muốn. Để đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng vắc-xin thì cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Sự khác biệt giữa vắc-xin và kháng sinh

Vắc-xin giúp heo có khả năng miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và vi-rút. Miễn dịch giúp cơ thể sống đào thải các tác nhân gây bệnh bằng các kháng thể và tế bào miễn dịch. Tuy nhiên, vắc-xin chỉ có hiệu quả trên một nguyên nhân gây bệnh nhất định, không có tác dụng trực tiếp với các loại bệnh khác.

Kháng sinh có tác dụng trực tiếp tấn công tác nhân gây bệnh và loại trừ chúng. Kháng sinh chủ yếu sử dụng trong việc điều trị, nhưng chúng cũng có tác dụng phòng bệnh. Kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn, nhưng một loại kháng sinh có thể có hiệu quả trên nhiều tác nhân gây bệnh.

2. Kiểm tra tình hình dịch bệnh trong trại

Cần phải nắm rõ tình hình dịch bệnh trong trại để quyết định nên sử dụng những loại vắc-xin nào. Nên kiểm tra huyết thanh và phân lập các tác nhân gây bệnh. Định kỳ một năm, con người phải kiểm tra sức khỏe từ 1~2 lần, tương tự như vậy thì trại heo cũng nên có những cuộc kiểm tra định kì. Ngoài ra, khi heo chết thì cần phải mổ khám heo để có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh.

3. Những điều lưu ý khi tiêm vắc-xin

Cần phải chọn vắc-xin có hiệu quả tốt với những loại bệnh nhất định. Ngoài ra, ngày tuổi khi tiêm vắc-xin cũng rất quan trọng.

Heo con có thể nhận được kháng thể từ mẹ thông qua sữa đầu. Những kháng thể này có hiệu lực bảo hộ trong vòng 20~30 ngày sau khi heo con sinh ra. Nếu chích vắc-xin vào thời điểm các kháng thể vẫn còn thì sẽ không có hiệu quả. Khi tiêm vắc-xin trước khi heo mắc bệnh thì hiệu quả vắc-xin mang lại sẽ cao hơn. Việc tiêm vắc-xin cho heo mẹ, sau đó chúng truyền kháng thể cho heo con sẽ mang lại hiệu quả phòng dịch cao.

4. Giảm stress cho heo

Stress là một trong những nguyên nhân khiến heo giảm sức đề kháng. Cần cải thiện môi trường nuôi dưỡng để hạn chế stress để hiệu quả vắc-xin được cao hơn. Những nguyên nhân dẫn tới heo bị stress là nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh, bụi, khí gas, nuôi nhốt mật độ cao…

Ngoài ra cũng không nên chích vắc-xin cho heo đang có tình trạng sức khỏe kém. Những heo đang yếu nếu chích vắc-xin có thể khiến heo bị phát bệnh.

5. Quản lý vắc-xin chặt chẽ

Cần bảo quản vắc-xin ở các tủ chuyên dụng. Sau khi vắc-xin đã mở nắp và để quá thời gian quy định thì không được sử dụng lại. Nếu bảo quản vắc-xin không đúng, có thể khiến vắc-xin không phát huy được tác dụng.

6. Hạn chế trộn các loại vắc-xin

Để giảm thời gian lao động, một số trại trộn nhiều loại vắc-xin rồi chích cho heo. Một số trường hợp có thể có hiệu quả, nhưng đa phần trường hợp tác dụng sẽ không cao. Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia khi trộn các loại vắc-xin.

7. Những điều lưu ý khi tiêm vắc-xin

Khi tiêm vắc-xin cho heo có thể tạo ra các vết áp-xe ảnh hưởng tới việc xuất thịt. Trường hợp này có thể là do tác dụng phụ của vắc-xin, hoặc do nguyên nhân kim tiêm không đảm bảo vệ sinh. Để giảm sự cố, khi tiêm vắc-xin cần vệ sinh kỹ heo trước khi chích và tránh nuôi với mật độ quá cao.

8. Kiểm chứng hiệu quả của vắc-xin

Đối với các vắc-xin mới, nhất định phải đánh giá hiệu quả của vắc-xin bằng việc so sánh với lô đối chứng. Nếu không có điều kiện, phải so sánh với năng suất của thời gian trước.

Nguồn: heo.com.vn